[tintuc]

Hội chứng kém hấp thu có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, ở cả trẻ em và người lớn, thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm.

Khi chúng ta cho trẻ ăn, cơ thể sẽ tự hấp thu các chất dinh dưỡng và vitamin từ thức ăn. Tuy nhiên, những trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng thì dù vẫn ăn uống bình thường nhưng hệ tiêu hóa của trẻ lại không thể hấp thu các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Đây là một vấn đề tiêu hóa thường gặp và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ.

Đặc biệt, ở trẻ sơ sinh kém hấp thu chất dinh dưỡng, cơ thể trẻ sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt một số chất dinh dưỡng quan trọng bổ trợ sự phát triển của cơ thể.

hoi-chung-kem-hap-thu-o-tre-me-tuyet-doi-dung-coi-thuong-1

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc hội chứng kém hấp thu

Bố mẹ có thể nhận biết hội chứng kém hấp thu ở trẻ dựa vào các biểu hiện sau:

  • Trẻ nhỏ đi tiêu phân lỏng, mùi rất tanh. Đối với trẻ lớn, bố mẹ quan sát trong bồn cầu có váng nổi trên mặt nước do mỡ không hấp thu.

  • Trẻ xanh xao, ốm yếu chậm tăng cân, suy dinh dưỡng hoặc chậm phát triển chiều cao.

  • Trẻ thường xuyên bị đau bụng, chướng bụng hoặc sôi bụng.

  • Sút cân, mệt mỏi, kém linh hoạt.

  • Giảm khẩu vị, chán ăn hoặc không có cảm giác thèm ăn.

  • Trẻ có biểu hiện đau cơ, chuột rút do thiếu canxi, thiếu máu do thiếu sắt, đau cơ do thiếu vitamin B1.

  • Những trường hợp trẻ kém hấp thu kéo dài có thể phù do giảm protein máu, da khô…

Nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu

hoi-chung-kem-hap-thu-o-tre-me-tuyet-doi-dung-coi-thuong-2

  • Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Trong giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ chưa thể phát triển hoàn thiện, theo đó khả năng miễn dịch rất non kém nên rất dễ mắc phải các hội chứng rối loạn đường tiêu hóa.

  • Cho trẻ ăn dặm quá sớm: Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, cha mẹ không tập cho trẻ làm quen từ từ một loại thức ăn mới, đặc biệt là những thực phẩm có cấu trúc phân tử phức tạp hoặc tính dị nguyên cao như lòng trắng trứng, các loại hải sản.

  • Chế độ ăn thiếu sự cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm: Chất bột đường, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất cũng có thể dẫn đến tình trạng trẻ hấp thụ thức ăn kém, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

  • Loạn khuẩn ruột: Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng hệ vi sinh đường ruột trở nên mất cân bằng. Tình trạng này cũng chính là nguyên nhân làm gián đoạn và giảm hiệu quả quá trình hấp thu dinh dưỡng ở trẻ.

  • Thiếu enzyme tiêu hóa: Khi có enzym hay men tiêu hóa (tồn tại trong tuyến nước bọt, gan, tuy,...), thức ăn sẽ được chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. Có thể nói, vấn đề kém hấp thu chất dinh dưỡng nào đều do nguyên nhân thiếu hụt enzyme tiêu hóa của chất đó. Nên giải quyết vấn đề kém hấp thu là tăng tiết enzyme tiêu hóa, đặc biệt dịch mật để tiêu hóa lipid.

Ngoài ra, không dung nạp đường lactose cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó hấp thu dinh dưỡng.

Hội chứng kém hấp thu tác động xấu đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Sự suy giảm các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể làm trẻ chậm phát triển tinh thần và thể chất, nguy cơ suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch. Do đó nếu trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ kém hấp thụ, thì nên đưa trẻ đi khám và tư vấn dinh dưỡng.

Nguồn: Bé Yêu

[/tintuc]

In Ảnh Cho Bé
VÀO PAGE
Chém gió cho vui