[tintuc]

Khi cả hai vợ chồng quyết định có con thì có khá nhiều việc bạn sẽ phải làm để thực hiện thiên chức cao cả này, trong đó có vấn đề tính toán chi phí sinh con cho hợp lý với kinh tế gia đình nhất.

Ai cũng biết sinh con là việc tốn rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên nếu chỉ ngồi nhìn những khoản liệt kê chi phí sinh con, nuôi nấng và chăm sóc một đứa trẻ đôi khi cả hai vợ chồng sẽ cảm thấy ngán ngẩm và ngại có con. Nhưng nếu có kế hoạch và sự chuẩn bị từ trước, mẹ sẽ không phải lo lắng nhiều. Dưới đây là một số gợi ý để bạn và ông xã có thể nắm được những khoản chi phí cần tích góp khi muốn có con.

Giải quyết khoản nợ cũ

Trước tiên hãy kiểm tra lại tài chính gia đình và giải quyết các khoản nợ nần hợp lý nếu muốn chuẩn bị sinh con.  Nhiều cặp vợ chồng sau khi cưới vẫn còn nợ những khoản chi phí cho đám cưới, tiền mua nhà, trang trí nội thất, vật dụng gia đình… hay các khoản nợ tiêu dùng, thẻ tín dụng... thì nên có kế hoạch chi cụ thể, giải quyết xong các khoản nợ trước khi có con để tránh gia đình bạn sẽ càng khó xoay trở khi có thêm thành viên mới. 

Dự phòng chi phí cho mẹ

Ngoài việc giải quyết nợ nần, hai vợ chồng cần lên kế hoạch để dành tiền tiết kiệm cho chi phí sinh con như: 

  • Chi phí khám thai và sinh đẻ: Khi có em bé thì mẹ phải đến bệnh viện thường xuyên để khám thai định kỳ, và theo dõi xem thai nhi trong bụng có phát triển tốt không. Ngoài ra chi phí nằm viện khi sinh con cũng sẽ rất tốn kém. Nếu mẹ lựa chọn khám thai, sinh con ở những bệnh viện lớn quốc tế thì chi phí lại càng cao hơn;

  • Quần áo, vật dụng cho bà bầu: Thường trong 3 tháng đầu thai kỳ cơ thể phụ nữ không thay đổi quá nhiều nên có thể sử dụng các trang phục cũ bình thường. Nhưng sau này quá trình tăng cân diễn ra nhanh hơn thì phải cần thay đổi kích cỡ quần áo. Do đó, mẹ cần phải liệt kê chi phí này vào trong kế hoạch tài chính, nhằm tránh những phát sinh ngoài dự kiến;

  • Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho mẹ: Phụ nữ mang thai cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng và vitamin, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi cũng như đảm bảo sức khoẻ của mẹ… Những chi phí sinh con này hoàn toàn tính được dựa trên giá cả của những loại sữa dành cho bà bầu hay những thực phẩm chuyên bổ sung các dưỡng chất thiết yếu (axit folic, canxi, sắt, và thực phẩm tẩm bổ sau sinh...);

  • Chi phí khi nghỉ thai sản: Sau sinh mẹ sẽ có 6 tháng không đi làm, nên thu nhập của gia đình cũng giảm sút. Dĩ nhiên các chi phí tiền điện, nước, ăn uống, đi lại… vẫn phải thanh toán. Dù lương nhận theo chế độ bảo hiểm xã hội, nhưng thu nhập thực tế có thể sẽ giảm đi, vì vậy không gì tốt hơn là ngồi chuẩn bị nguồn tài chính cần thiết cho khoảng thời gian mà bạn chưa đi làm được, để tránh thiếu trước hụt sau.

Chi phí cần thiết cho em bé

Sữa cho bé bú: Nếu may mắn mẹ có nguồn sữa mẹ đủ dồi dào cho bé bú trong khoảng thời gian đầu đời thì sẽ tiết kiệm được chi phí kha khá cho việc sử dụng sữa ngoài. Còn nếu cho con uống sữa công thức thì đây sẽ là khoản phí tương đối lớn và lâu dài mà mẹ cần tính toán dự trù sẵn. Nhớ tham khảo ngay giá cả các loại sữa em bé và bổ sung vào bảng kế hoạch chuẩn bị tài chính để có con của mình mẹ nhé.

Đồ dùng cá nhân: Quần áo, khăn, tã, bình sữa, nôi, giường, đồ chơi… sẽ có rất nhiều thứ cần phải mua nếu bé là con đầu lòng. Tránh mua dư thừa sẽ lãng phí vì em bé sơ sinh lớn rất nhanh đấy mẹ à.

Chi phí gửi nhà trẻ: Đây là khoản chi phí sinh con không hề nhỏ. Hãy dự trù chi phí này bình quân theo mỗi tháng, ít nhất trong 5 năm đầu đời.

Chi phí dự phòng phát sinh: Vì nhiều bé sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng nhiều bé vừa sinh ra đã bệnh. Kéo thêm chi phí phát sinh đi bác sĩ, thăm khám bệnh viện sẽ rất lớn, nên tốt nhất bạn cần dự phòng trước.

Lên kế hoạch tài chính cho chi phí sinh con

Sau khi đã lập danh sách và liệt kê từng khoản chi phí cho từng mục như trên, tin rằng 2 vợ chồng đã ước chừng được chi phí tổng cần thiết. Với tổng chi phí dự trù này các cặp vợ chồng có thể bắt đầu kế hoạch tiết kiệm, tính toán chi tiêu trong khoản thu nhập của hai vợ chồng.

Hãy nhớ hạn chế và giảm bớt các khoản chi tiêu có thể tiết giảm như như ăn uống nhà hàng, du lịch, giải trí… bạn sẽ tiết kiệm được thêm một số tiền hữu ích đấy.

Luôn luôn lựa chọn và mua bảo hiểm có lợi ích như Bảo hiểm thai sản, sẽ giúp cho bạn được hỗ trợ thêm được một khoản tiền rất lớn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tiết kiệm thêm một số khoản như: Khám thai và sinh đẻ bằng bảo hiểm y tế; quần áo bà bầu và em bé bạn cũng có thể xin lại của một số người thân quen…Và vợ chồng bạn cũng nên nhớ rằng, ngoài vấn đề tài chính thì việc chuẩn bị cho thai kỳ khỏe mạnh bằng cách nghỉ ngơi tránh stress, tập luyện thể thao điều độ, ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ giúp hành trình mang thai được nhanh chóng, thuận lợi hơn.

Nguồn: bé yêu

[/tintuc]

In Ảnh Cho Bé
VÀO PAGE
Chém gió cho vui