Bà mẹ nào cũng lo lắng khi thấy con mình đổ mồ hôi, nhất là thứ mồ hôi đổ ban đêm, ướt cả áo quần mà các bà gọi là mồ hôi “trộm”, nghĩa là đổ một cách không “đàng hoàng” tí nào cả, đổ lén lút, bất ngờ trong lúc bé đang ngủ!

Gọi như vậy, các bà đã mặc nhiên phân biệt thứ đổ mồ hôi vì nóng nực hay vì bệnh! Ai cũng biết nóng nực thì mồ hôi ra nhiều. Sự ra mồ hôi này  mục đích làm bốc hơi nóng mau lẹ, điều hòa thân nhiệt và thải chất bã. Cấu tạo của mồ hôi cũng gần gần như nước tiểu. Khi trời lạnh, người ta ít đổ mồ hôi thì người ta tiểu nhiều hơn. Không ai lo lắng vì thấy bé nóng nực mà đổ mồ hôi. Nhưng nếu ta mặc cho bé 2-3 lớp áo quần, thêm khăn thêm mền để “tránh gió” làm bé đổ mồ hôi hột rồi than phiền thì thật là vô lý, phải không?

Đổ mồ hôi “trộm” liệu có nguy hiểm?

Khi bé bị bệnh, nhiệt độ lên cao bé cũng xuất mồ hôi. Trong bệnh sốt rét, đổ mồ hôi là một chứng quan trọng ở trẻ con, dù không có cơn run. Bệnh lao phổi cũng đổ mồ hôi đêm, dĩ nhiên, còn có những triệu chứng khác như nóng dai dẳng, gầy ốm,…

Thứ mồ hôi tôi định nói ở đây là chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ con, không bệnh tật, vẫn khỏe mạnh, ăn chơi, lớn đều nhưng đêm nào cũng ra mồ hôi ướt tóc, ướt áo, làm các bà mẹ lo lắng và bực mình. Nguyên nhân của chứng này là hệ thần kinh của bé chưa hoạt động hoàn hảo. Bé dễ bị xuất mồ hôi thình lình, vô cớ. Bình thường từ 3 tuổi trở đi, chứng bệnh này sẽ khỏi.

hình ảnh

Một vài loại thuốc ngăn chặn tức khắc sự xuất mồ hôi có thể làm cho các bà mẹ vui lòng và những “ông thầy” nổi tiếng nhưng thường có hại cho trẻ. Nhưng những loại thuốc này không nên được sử dụng, chúng ta cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để phát hiện bệnh còi xương, một trong những nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều ở trẻ.

Phải tắm rửa thường xuyên cho bé. Bé càng nhiều mồ hôi càng phải lau rửa thường xuyên. Dù bé bị bệnh cũng nên tắm bằng nước ấm cho da được sạch sẽ. Da sạch thì có chỗ cho mồ hôi tiết ra và bệnh càng mau khỏi. Nên nhớ trẻ không chỉ thở bằng mũi mà còn “thở” bằng da nữa.

[/tintuc]

Nguồn: webtretho